Góp ý

Giải pháp chống nóng với trần nhôm cho các căn hộ chung cư

 

Ở vùng nhiệt đới thì phải chống nóng quanh năm còn ở vùng ôn đới thì chống nóng vào mùa hè. Cách chống nóng hiện đại (hại điện) nhất trong phần lớn các công trình xây dựng ở Việt Nam hiện nay là dùng máy lạnh. Để có một chút cảm nhận cụ thể hơn về sức nóng của ánh nắng và sự hại điện của máy lạnh, thử xem một ví dụ sau:

Một căn phòng có diện tích 10m2 (rất nhỏ) có trần là mái bằng bê tông chịu nắng trực tiếp, gắn một máy lạnh cỡ 9.000BTU/h. Máy lạnh cỡ đó có công suất tiêu thụ gần 1KW điện và chỉ có thể bơm được không quá 3KW sức nóng ra khỏi phòng. Trong khi đó mái bằng nhận từ mặt trời hơn 10KW sức nóng lúc nắng gắt, và truyền vào trong phòng hơn 5KW (giả sử nhiệt độ mặt trên mái bằng lớn hơn mặt dưới 10 độ C). Đó là chưa kể sức nóng truyền vào phòng qua tường, sức nóng do người và máy móc trong phòng toả ra. Kết quả là vào mỗi buổi trưa, dù cho máy lạnh chạy hết sức, nhiệt độ không khí trong phòng vẫn có thể cao hơn nhiệt độ không khí ngoài trời vài độ C. Cứ tưởng tượng như đang ngồi trong phòng đóng kín với một cái bếp điện 2KW được mở suốt vài giờ thì sẽ hiểu tại sao trong phòng có máy lạnh mà vẫn nóng đến như vậy. Nếu phòng được cách nhiệt tốt thì máy lạnh cỡ đó có thể dễ dàng làm mát cho thể tích 90m3 tức là diện tích phòng khoảng 30m2.

(Hệ trần nhôm lắp đặt trong căn hộ chung cư)


Như vậy mới thấy không phải lúc nào cũng có thể dùng máy lạnh để chống nóng và việc thiết kế chống nóng công trình xây dựng sẽ giúp tiết kiệm điện đến mức nào. Ngày nào ngành điện cũng phát thông điệp hãy sử dụng điện tiết kiệm trên các kênh truyền hình nhưng không chỉ cho người tiêu thụ biết cách tiết kiệm điện cho máy lạnh như thế nào.
Có cách chống nóng ít hại điện hơn cách dùng máy điều hòa nhiệt độ, đó là ngăn không cho sức nóng vào nhà. Đối với các công trình xây dựng, diện tích nằm ngang nhận ánh nắng là mái. Có nhiều cách để chống nóng từ trên mái xuống. Mái bằng thì làm thành hồ nước, hoặc vườn cây. Mái tôn thì dùng tôn có lớp xốp cách nhiệt, thông gió trên plafond…


Ngoài việc chống nóng từ trên mái, còn phải chống nóng từ vách. Ở Việt Nam, cách chống nóng xuyên qua tường phổ biến nhất vẫn là xây tường dầy lên. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì tường gạch ống dầy 20cm vẫn chưa đủ để cản sức nóng của nắng hướng Tây vào nhà. Những vật liệu xây dựng mới như panel 3D cũng rất tốt cho việc chống nóng.


Ở những văn phòng hay chung cư cao tầng, không thể dùng cách che nắng bên ngoài, thì có thể dùng trần nhôm. Tại Việt Nam, Công ty cổ phần Aluking quốc tế là nhà cung cấp giải pháp "vật liệu xanh" hàng đấu. Sản phẩm trần nhôm Aluking được ưa chuộng trên thi trường Việt Nam hiện nay nhờ các ưu điểm sau:

- Vật liệu nhẹ

- Độ bền màu cao

- Phản xạ ánh sáng tốt, giảm nhiệt, chống nóng, chống cháy

- Chịu được môi trường có nhiệt độ bất ổn định, môi trường hóa chất

- Có khả năng chống xâm thực côn trùng

- Sản phẩm mang tính đồng nhất nhờ sự chuẩn hóa cao

- Dễ thay thế, Tái sử dụng


Được sản xuất trên dây truyền công nghệ của Châu Âu theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Với sản phẩm đa dạng về chủng loại và màu sắc sẽ mang lại một vẻ đẹp hoàn thiện của kiến trúc hiện đại và tính chuẩn mực của kiến trúc cổ điển, mang đến một không gian hoàn toàn mới cho ngôi nhà của bạn.

(Theo Aluking.vn)

Lượt xem: 1.314
Công ty cổ phần Aluking Quốc tế